Ngày của MẸ.


206847_158769837516617_100001508045544_337033_8193832_n

*1/Trích Sách “Lẽ Sống”
Ngày Chúa Nhật thứ hai trong tháng năm, tại nhiều nước trên thế giới, được gọi là ngày của Mẹ, ngày dành riêng để tỏ lòng báo hiếu đối với Mẹ…

Sáng kiến dành ngày Chúa Nhật thứ hai của tháng năm làm ngày của mẹ được gán cho một thiếu nữ người Hoa Kỳ tên là Anna M.Jarvis qua đời khoảng năm 1948. Mẹ của cô qua đời tháng năm năm 1905. Trong những năm kế tiếp, cô thường tổ chức giỗ mẹ một cách trọng thể như mời bạn bè đến cầu nguyện tại gia đình. Cô viết thư gửi tới các nhân vật quan trọng trong nước Mỹ để xin lập một ngày tưởng nhớ các bà Mẹ. Tiểu bang nơi cô đang sống đã chấp nhận đề nghị năm 1913. Và ngày 10 tháng 5 ấy, quốc hội Hoa Kỳ cũng thông qua đề nghị nhận ngày Chúa Nhật thứ hai trong tháng 5 như một ngày để ghi ơn các bà mẹ. Tổng thống Wilson của Hoa Kỳ đã công bố quyết định này ngày 09/5/1914. Tục lệ này đã lan rộng sang nhiều quốc gia trên thế giới… Trong ngày nhớ mẹ, người con thường cài trên áo một bông hoa cẩm chướng màu trắng nếu mẹ đã quá cố và màu hồng dành cho những ai còn mẹ.

Trong các tước hiệu Giáo Hội dùng để gọi Ðức Maria, có lẽ xứng hợp với tâm tình con người hơn cả vẫn là tước hiệu Mẹ. Chúng ta có thể gọi Ðức Maria là Mẹ với tất cả tâm tình trìu mến như khi chúng ta gọi người mẹ của chúng ta. Do lời trăn trối của chính Chúa Giêsu con Mẹ, Mẹ đã trở thành Mẹ của Giáo Hội. Qua muôn thế hệ, Mẹ không ngừng cưu mang, sinh ra và dưỡng dục các tín hữu trong Ðức tin.

Niềm hạnh phúc của bất cứ người mẹ nào vẫn là thấy con mình được nên người. Mẹ Maria chăm chú theo dõi và lo lắng cho từng người chúng ta. Niềm vui của Mẹ chính là thấy mỗi người chúng ta được lớn lên theo hình ảnh của Chúa Giêsu con Mẹ…

Chúng ta mang đến cho Mẹ những bó hoa trong suốt tháng 5, tháng 10 và trong từng lời Kinh dâng lên Mẹ. Nhưng có lẽ Mẹ sẽ sung sướng hơn mỗi lần nhìn thấy sự trưởng thành nơi chúng ta. Mỗi lần chúng ta lớn lên trong ân phúc, trong bác ái yêu thương, trong hy vọng tin yêu: đó là những bó hoa tốt đẹp nhất mà chúng ta dâng lên Mẹ…

{Thật hay và ý nghĩa! Tấm lòng “nước biển mênh mông” của người Mẹ luôn là ánh sao “gương mẫu” dzẫn đường những người con thảo trên bước đường Tin Yêu & Hy Vọng.

Cũng thật là hay khi người ta lấy hình ảnh “đóa hoa cẩm chướng màu trắng” làm biểu tượng cho Mẹ. Không biết là lý do gì nhỉ, hỡi người viết mang tên “Lẽ Sống” kia ơi???

Với kiến thức nông cạn của mình, tớ chỉ biết rằng vào thời Roman era, đóa hoa Cẩm Chướng trở thành biểu tượng của sự hùng mạnh của dân tộc Ý. Hoa Cẩm Chướng cũng được coi là biểu tượng của thần Jupiter (“Jove’s flower”) trong thần thoại La Mã; vị thần được yêu chuộng nhất, là chúa tể của các chúa, là vua của các vua (coi như là ngang cơ với Zeus của thần thoại Hy Lạp).

Ở Nam Tư (Slovenia), đóa hoa Cẩm Chướng được tượng trưng cho “tặng phẩm của Thượng Đế” hay “tình yêu dành choi một đứa trẻ.” Đối với người Pháp, đóa hoa bé bỏng mỏng manh này lại được gắn cho một cái tên thật ý nghĩa, “Oeillet” (đôi mắt) – là “cửa sổ tâm hồn” hay là “ánh mắt yêu thương”?… Biết bao nền văn hóa khác nhau cũng ghi nhận và cho nó nhiều ý nghĩa đượm màu sắc của tình yêu.

Về màu sắc, màu trắng của Hoa Cẩm Chướng lại trở thành biểu tượng của sự tinh khiết, ngây thơ, tình yêu trong sáng, ngọt ngào và đáng yêu.

Nghe phong phanh đâu đó thì có sự tích rằng: Khi Đức Mẹ Đồng Trinh Maria đứng dưới chân thập giá, lặng ngắm con mình là Đức Giêsu đang quần quại trong đau đớn, thì Mẹ hết sức xót xa và bật khóc. Từng giọt lệ lã chã rơi xuống chân Thánh Giá, thấm vào lòng đất, và rồi từ mảnh đất ấy mọc lên những cành Cẩm Chướng đủ màu sắc rực rỡ, lộng lẫy… Vì thế, có một số hình ảnh nơi chân Thập Giá, chúng ta thấy có những đóa hoa Cẩm Chướng?!!

Quả là bao ý nghĩa thâm sâu khi trao càng hoa Cẩm Chướng trắng ngần cho người mẹ và cả người Mẹ trong ngày trọng đại ghi nhớ Suối Nguồn Tình Yêu của nhân loại đều phát xuất từ Cội Nguồn Yêu Thương nơi tâm lòng của Thiên Chúa Chí Ái.

Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta là những người con đang ngụm lặn trong biển tình nhân loại qua lời cầu bầu của Mẹ Maria. Amen.}

-Đồng Nhân FB -May 12/2011-

*2/Ghi chú cá nhân:
-Việt Nam ta có Hoa Đức Mẹ – mầu trắng, nở chùm – một chủng hoa rừng loại dây leo! Hoa rừng này chỉ ra hoa và nở rộ vào tháng 5. Thuở nhỏ – tại Hà Nội, những tháng 5 – tháng của Mẹ – cũng dùng hoa này tung rải trước kiệu Đức Mẹ…Trong một buổi đi rừng (khu trại tù Nam Hà “Ba Sao”), tôi đã sững sờ nhận ngay ra Hoa và cũng được người dân địa phương xác nhận đã dùng “hoa này dâng Mẹ và gọi tên là Hoa Đức Mẹ”.(May 13/2011).

-Hoa Rừng tức hoa dại nếu không được bảo vệ (cũng như thú hoang dã) sẽ mai một – ngay tại các nước tân tiến, huống hồ là VN. Tính rừng và man dại là tính Thiên Nhiên. Thiên Nhiên cũng là bản chất của Vũ Trụ và Con Người.
-Và Hoa ở trong lòng đó.
Xin được kể một kinh nghiệm bản thân v/v thấy Mẹ (cũng thời gian trong tù tại Hoàng Liên Sơn): Tôi – một mình- leo núi đá sắc cạnh, đá tai mèo- lẻn vào bụi trồng sắn của người dân tộc, đào trộm củ sắn để ăn cho đỡ đói. Đang cắm cúi len dao vào gốc sắn trong hốc đá đột nhiên tôi có cảm giác đang bị ai nhìn, tôi ngẩng đầu lên thì thấy: Mẹ Maria, chính mẹ – hiền từ nhìn xuống – đầu bao quanh bởi các tia sáng chói lòa! Định thần vài giây, tôi thấy rõ ràng hơn là một lão bà vận trang phục dân tộc, lưng thẳng và đeo gùi, đàng sau đầu là mặt trời giữa trưa chiếu nắng chói chan. Cụ bà ôn tồn nói “cải tạo hả. Đã thấy lao động là vất vả chưa?”. Tôi bèn kêu lên”Con đói quá. Mẹ bao nhiêu tuổi rồi!”. Lão bà vừa bỏ đi vừa nói ” Ta 87 t. Cố gắng mà về đoàn tụ với gia đình!” (May 14/2011)

Kính mời đọc thêm:
https://bagan3.me/2013/05/12/ngay-hien-mau/

-Trân Sơn FB-May/2016-

 

This entry was posted in Uncategorized. Bookmark the permalink.

1 Response to Ngày của MẸ.

  1. MichaelJuicy says:

    I often visit your blog and have noticed that you
    don’t update it often. More frequent updates will give
    your website higher rank & authority in google.
    I know that writing content takes a lot of time, but you can always help yourself with miftolo’s tools
    which will shorten the time of creating an article to a couple of
    seconds.

    Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s